Kết quả tìm kiếm cho "kênh thủy lợi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1541
Với quan điểm xem doanh nghiệp (DN) là hạt nhân, là trọng tâm trong phát triển kinh tế, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết tâm thực hiện vai trò kiến tạo, hỗ trợ DN phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện An Phú tiếp tục phát triển. Các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện. Chương trình công tác năm 2024 của UBND huyện An Phú gồm 142 đầu công việc, được giao cho các đơn vị chủ trì thực hiện. Đến nay, 119 đầu công việc đã hoàn thành. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được, như: Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 3.892 tỷ đồng (đạt 91,8% so kế hoạch); doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 5.298 tỷ đồng (85,4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha đạt 191 triệu đồng (100%). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 235.849 tấn, trong đó lúa 215.312 tấn. Diện tích cây ăn trái là 2.070ha, tăng 22ha so cùng kỳ, chiếm 12% diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích thu hoạch được 1.800ha (xoài), giá bán từ 5.500 - 19.000 đồng/kg, năng suất đạt 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 43.800 tấn.
Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, phục vụ thi công Dự án nâng cấp tuyến đường liên tỉnh từ huyện Châu Phú đi qua khu vực Tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang, gọi tắt là ĐT.945), đoạn qua xã Tân Lập (TX. Tịnh Biên) đã gặp phải sự chống đối, tấn công quyết liệt của các thành viên trong gia đình Lê Thị Ngọc Nhan (sinh năm 1971, ngụ tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập) và chồng là Lê Văn Điền (sinh năm 1972) và các đối tượng liên quan.
Chuyến công tác tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần đưa quan hệ song phương Việt Nam-Brazil lên tầm cao mới, đưa quan hệ phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu, bền vững.
Ngày càng có nhiều thanh niên nông thôn mong muốn góp phần xây dựng vùng quê xanh, sạch, đẹp qua những dự án khởi nghiệp của mình. Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa xã hội, mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Ngày 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai", Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.